Chơi nhà gỗ trở nên phổ biến trong giới đại gia và một số quan chức ở Nghệ An. Đi dọc các huyện miền núi ở Nghệ An, dễ dàng bắt gặp những căn nhà gỗ 2 tầng hoành tráng dựng ngay bên Quốc lộ 7, Quốc lộ 48… chờ người mua. Trong đó, nhiều căn nhà gỗ to lớn, trị giá tiền tỉ trông còn đồ sộ hơn cả những ngôi đình làng cổ xưa.
Một căn nhà gỗ giổi trị giá 1,5 tỉ đồng tại huyện Thanh Chương
Người mua muốn có một căn nhà gỗ như ý, phải đặt cọc tiền hàng tháng trời. Chuyện vận chuyển gỗ ra được khỏi rừng là cả một vấn đề nan giải. Nếu không được giúp đỡ thì rất khó xuôi lọt.
Đại gia nào muốn mua nhà gỗ chỉ việc lên xã Tam Hợp hoặc Xiềng My, huyện Tương Dương (Nghệ An), đủ chủng loại, đủ kiểu để lựa chọn, gỗ đốn sẵn bạt ngàn đủ loại. Muốn có bộ cột gỗ tốt thì phải đặt cọc 15 -20 triệu đồng để người bán yên tâm “làm hàng”. Vấn đề nan giải là cách thức để đưa gỗ về xuôi. Theo tìm hiểu của phóng viên, nếu muốn mua ngay tại Vinh, ít nhất phải có 500-600 triệu đồng.
Nghệ An có VQG Pù Mát và hai khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, mỗi nơi được giao quản lý, bảo vệ hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh. Từ năm 2007, 3 nơi này được giao cho sở NN-PTNT Nghệ An quản lý, các hạt kiểm lâm Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt trở thành đơn vị độc lập, chỉ trực thuộc VQG hoặc khu bảo tồn thiên nhiên. Do được toàn quyền quản lý, bảo vệ diện tích rừng nguyên sinh của VQG, khu bảo tồn thiên nhiên nên những kẻ thoái hóa, biến chất được dịp đục nước béo cò, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng.
Để đưa được gỗ ra khỏi rừng là cả một câu chuyện dài và ai cũng hiểu chắc chắn phải có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhân viên kiểm lâm.
Một bài toán khác lại đặt ra cho ngành kiểm lâm khi những cánh rừng vẫn “chảy máu” về thành thị.
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Nhà gỗ đẹp tại bang California, Mỹ
Nằm tại đỉnh môt ngọn núi đối mặt hướng Đông với góc nhìn xa về thành phố Los Angeles, ngôi nhà Banyan là một phòng làm việc nghệ thuật và cũng là văn phòng của khu bảo tồn động vật hoang dã.
Công ty kiến trúc Rockefeller Partners đã thực hiện dự án này theo yêu cầu của khách hàng để thiết kế ngôi nhà mà cuối cùng là không bao giờ nhận ra được. Lại một lần nữa làm việc cùng nhau trong dự án này, cả hai kiến trúc sư và khách hàng đã xem lại nhiều yếu tố thiết kế mà nó lúc đầu họ đã khảo sát trong nhiều bối cảnh khác nhau, ví dụ như phần mái hình cánh bướm.
Tất cả bề mặt của ngôi nhà được chỉ định vật liệu gỗ, nhằm tạo ra một không gian ấm áp. Ngoại thất sử dụng gỗ cây tuyết tùng, phần nội thất sử dụng gỗ cây óc chó ốp tường. Với mục đích phục vụ cho cả hai nhu cầu sử dụng là văn phòng làm việc và nơi ở cho khách ghé thăm, ngôi nhà này thì được thiết kế hoàn toàn tự cung cấp với một nhà vệ sinh, lò sưởi, tủ lạnh, giường ngủ và ti vi. Phía ngoài bước xuống bậc thang là một nhà tắm vòi sen được che chắn.
Ngôi nhà với tên gọi “Tree House” được thiết kế bởi công ty Rockefeller Partners Architects, nằm tại khu vực Nichols Canyon, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.
Ngôi nhà gỗ bạc tỷ của hồi môn của cô gái trẻ
Đã nhiều năm trở lại đây việc đô thị hóa hiện đại hóa đã trở nên phát triển hơn rất nhiều đặc biệt hiện hữu rõ rệt nhất ở các vùng quê nông thôn Việt Nam, các ngôi nhà ống cao tầng mọc nên thay thế đi những kiến trúc cổ những ngôi nhà gỗ mộc mạc ngày xưa. Ngôi nhà gỗ lơn nhất Việt Nam hiện tọa lạc tại thành phố Nghệ An ước tính giá trị xây dựng của nó phải bỏ ra hơn 50 tỉ đồng để xây dựng ngôi nhà đặc biệt này.
Đây là căn nhà được cho là của hồi môn cho con gái độc nhất của gia đình này, Tổng diện tích khuôn viên ngôi nhà là 3.560m2. Có 5 tòa nhà được xây dựng theo một hệ thống, trong đó chiều dài của ngôi nhà lớn gần 27 m, chiều rộng gần 14 m, chiều dài của nhà ăn 22 m, rộng 6,4 m.
Nhà lớn được làm 8 mái, nhà sau 4 mái, nhà bát quái (nơi ngồi uống rượu và ngắm cảnh) được làm 16 mái.
Riêng hệ thống nhà để xe được làm hai tầng, phía trên được làm 4 mái. Cổng ra vào được làm bằng gỗ và bê tông, thiết kế 8 mái. Hệ thống sân của ngôi nhà dài 26,96 m, chiều rộng 11,7 m. Toàn bộ tiện nghi đồ dùng trong ngôi nhà như bàn ghế, tủ, giường… đều được làm bằng
Theo nguồn tin được cho biết chỉ nguyên tường rào bao quanh ngôi nhà đã mất ngót nghét 2 tỷ đồng
Bức tường bao quanh dài 4m được thiết kế sóng lượng theo kiến trúc Trung Quốc
Trong nhà các cột trụ của nhà đều được làm bằng những loại gỗ đắt tiền như gỗ trắc và gỗ đinh hương.
Mái nhà được lợp bằng ngói ống âm dương lối cổ tráng men sáng bóng không một hạt bụi. trong nhà trừ 46 cột đế tròn các cột khác đều được điêu khác tinh xảo.
Thú chơi xa xỉ mà không phải ai cũng có được hơn hết nó lại được dành làm của hồi môn cho cô con gái độc nhất vừa đặc biệt lại thể hiện sở thích của người tạo ra nó.
Sự thật về ngôi nhà gỗ 100 tỷ
Việc ông Khổng Trọng Bình (trú phường Lê Lợi, TP. Bắc Giang) có căn nhà gỗ sưa giá hàng trăm tỷ đang khiến người dân Bắc Giang xôn xao, bàn tán. Thế nhưng, khi đón chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ, ông Bình vẫn thể hiện sự bình thản đến ngạc nhiên trước những mức giá khổng lồ mà nhiều người đã đưa ra để mong ông nhượng lại.
Ngôi nhà 3 gian không lớn, chỉ rộng khoảng 50m2 nhưng được thiết kế bằng một phong cách hoài cổ với những hoa văn tinh tế đến rúng động lòng người. 24 cây cột trong nhà đều vẫn giữ được vẻ bóng đẹp với những đường vân mềm mại trầm phù ẩn hiện dấu tích thời gian.
Ngoài những cây cột thẳng đều tăm tắp ra, ngôi nhà còn thể hiện sự công phu của những nghệ nhân từ thời xa xưa qua những họa tiết, hoa văn độc đáo được chạm trổ trên kèo và xà nhà với những ánh hồng trong thớ gỗ. Đặc biệt, khi bước chân vào ngôi nhà cổ này, ai cũng dễ dàng cảm nhận được một mùi hương tự nhiên, rất dễ chịu.
Theo lời ông Bình, năm 2010, ông có dự định đi tìm mua một ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp để về làm nhà thờ tổ. Thế nhưng tìm khắp nơi ông vẫn chưa ưng ngôi nào. Đúng thời điểm ấy một người bạn ở TP Bắc Giang tâm sự muốn bán lại một ngôi nhà cổ bằng gỗ lim mới mua ở Hà Tĩnh về nhưng khi dựng lên thì quá nhỏ so với diện tích đất. Xem ảnh chụp ngôi nhà lúc chưa tháo dỡ, ông Bình mê quá nên gật đầu cái rụp và trả đủ ngay 350 triệu đồng.
Lúc xe ô tô chở ngôi nhà đã được tháo dỡ đổ xuống trước cửa nhà ông Bình, ngôi nhà cổ không khác gì một đống gỗ mục bám đầy bụi bẩn. Nào ngờ khi được cọ sạch thì gỗ chuyển từ màu đen sang màu hồng và khi phơi khô thì tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Thấy lạ, nhóm thợ được ông Bình thuê để tái dựng ngôi nhà xem lại chất liệu gỗ và tất cả đều choáng váng khi phát hiện ra đống gỗ trước mặt chính là loại gỗ sưa quý hiếm có giá đắt hơn vàng chứ không phải gỗ lim như gia chủ thông báo.
Thông tin chấn động này nhanh chóng từ đám thợ dựng nhà lan ra và tạo nên một làn sóng ồn ào khắp thành phố Bắc Giang và lan ra cả các tỉnh lân cận. Những người hiếu kỳ kéo đến chiêm ngưỡng ngôi nhà đặc biệt của ông Bình ngày càng đông. Thậm chí có một thợ gỗ ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) sẵn sàng trả ông Bình 50 tỷ đồng để được sở hữu ngôi nhà.
Thời điểm chúng tôi có mặt, ông Bình cho biết có một bà giám đốc đến xem ngôi nhà xong đã đưa ra mức giá trên trăm tỷ đồng để mua lại ngôi nhà nhưng ông vẫn không đồng ý bán.
Gia chủ chia sẻ: “Nếu tôi bán ngôi nhà lấy hơn trăm tỷ đồng thì chắc hẳn từ giây phút đó, cuộc sống của tôi sẽ không được yên bình vì có trong tay số tiền quá lớn. Còn nếu cứ để nguyên là ngôi nhà cổ thì tôi chẳng lo gì cả. Không lo bị cướp tiền cũng không lo bị bọn sưa tặc cưa trộm.
Đâu là giá trị thật của ngôi nhà?
Cũng theo ông Bình, chủ nhân cũ của ngôi nhà là một bà cụ 90 tuổi quê ở Hà Tĩnh. Khi bà cụ về làm dâu thì đã thấy ngôi nhà được dựng lên rồi. Sau đó, vì đã gần đất xa trời nên bà cụ quyết định bán ngôi nhà lấy ít tiền để chia cho con cháu làm của hồi môn. Người bạn của ông Bình đã mua lại ngôi nhà rồi sau đó bán cho ông. �"ng Bình cho biết người bạn đó khi nghe thông tin chấn động trên đã đến chúc mừng ông chứ không tỏ vẻ gì là nuối tiếc vì đã bán căn nhà quý chỉ với giá 350 triệu đồng.
Theo chỉ dẫn của ông Khổng Trọng Bình, chúng tôi tìm đến nhà người bạn cũng tên Bình đã bán ngôi nhà cổ cho ông. Nhà ông Bình đối diện cổng Sở Điện 7 TP. Bắc Giang. Gặp chúng tôi, ông Bình tỏ ra không mấy nhiệt tình trước những câu hỏi của chúng tôi về ngôi nhà.
Khác với thông tin của người sở hữu ngôi nhà hiện tại, ông Bình cho biết đây là ngôi nhà của các cụ nhà ông để lại ở Hà Tĩnh và ông không dùng nên bán đi chứ không phải do ông mua lại của người khác. �"ng Bình cho rằng, ngôi nhà đó không phải là gỗ sưa bởi lẽ theo ông khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh không có gỗ sưa. Ngày xưa gỗ sưa chưa có giá trị cao như bây giờ, đường sá đi lại khó khăn nên chẳng ai cất công lên tận miền núi phía bắc để chuyển gỗ sưa về dựng nhà cả.
Thấy vẻ hứng thú của chúng tôi khi hỏi về ngôi nhà gỗ này, ông Bình liền mang ra cho chúng tôi xem một loạt những tấm ảnh chụp 2 ngôi nhà cổ khác có kiến trúc, theo lời ông Bình, còn đẹp hơn ngôi nhà được đồn là gỗ sưa rất nhiều. Dù niên đại lâu hơn nhưng giá của cả 2 ngôi nhà này chỉ có 300 triệu đồng và có thể đi xem luôn vì ngay ở TP. Bắc Giang.
Trước khi chúng tôi ra về, ông Bình còn đưa cho chúng tôi một tấm ảnh chụp một trong hai ngôi nhà cổ để “chào hàng”. �"ng bảo: “Tôi chỉ biết đó là nhà cổ của gia đình để lại, không dùng nên tôi bán. Nếu ai mua mà phát hiện ra đó là gỗ sưa thì người đó được hưởng chứ tôi cũng chẳng thấy tiếc nuối gì. Ai trả giá hàng chục tỷ thì đấy là việc của họ chứ với tôi thì những ngôi nhà đó chỉ đáng giá mấy trăm triệu thôi”.
Tác giả : Nguyễn Thắng - NTNN
Sự thật về ngôi nhà gỗ bạc tỷ tại Bắc Giang
Nhà gỗ hiện nay đang trở thành một thú chơi mới của các đại gia. Cũng chính vì thế mà việc tìm kiếm các loại gỗ quý ngày một trở nên tích cực. cũng vì thế mà nhiều người đã phải lâm vào tình cảnh khốn đốn. Ở Bắc Giang cũng có một ngôi nhà gỗ bị đồn thổi như thế với giá trị lên tớ hàng tỉ đồng cùng tìm hiểu thực như cùng chúng tôi.
Sự thật thì lời đồn thổi này xuất hiện là do những người thợ làm cho nhà ông đồn thổi nó. Có người thợ đã dẫn người mua đến và gạ gẫm ông B bán ngôi nhà và hứa sẽ dựng cho ông ngôi nhà khác đẹp hơn.
Ngay chính ông B cũng khung nhà ông cũng không phải là gỗ sưa đỏ. �"ng giới thiệu cho chúng tôi người bạn người mà đã giới thiệu cho ông mua khung nhà này đó là ông H hiện đã nghỉ hưu người Hà Tĩnh. �"ng H cũng khẳng định thời gian tồn tại lâu đời của ngồi nhà nhưng chính ông cũng nói đây không phải là gỗ xưa vì xưa nay trên vũng đất Hà Tĩnh không thích hợp với điều kiện sống của gỗ xưa hơn nữa nhà ông lại cũng không phỉ thuộc tầng lớp địa chủ hay quan lại vào thời điểm đó để có đủ tiền để mua và dựng nhà với nguyên liệu gỗ sưa thì chắc chắn sẽ phải mua từ nơi khác chuyển tới. Đây có thể chắc chắn là những cây gỗ trên rừng Hà Tĩnh, tương thích với các cột trụ có lẽ cũng phải lên tới 80 tuổi mặt khác các loại gỗ sưa ở nơi đây ngừoi dân mới trồng cách đây chưa lâu thì cũng không thể có được những thân gỗ to và chắc chắn như thế.
Hơn nữa người bán nhà cho ông B là vào thời điểm năm 2010 thời điểm mà gỗ sưa đang lên cơn sốt giá chưa từng có. Có rất nhiều dân buôn đi tới các làng quê tìm kiếm các căn nhà cổ để gạ gẫm lừa đảo để mua những khúc gỗ như vậy, hơn nữa giá trị cũng ko thể lên tới 350 triệu đồng. và cũng như vậy thì ông H chắc chắn đã không bán nhà cho ông B để mất đi một số lượng tài sản lớn như vậy. Căn nhà gỗ còn quá nhiều tranh chấp nhưng thật sự đó là loại gỗ gì, sự thật ra sao thì còn phải đợi sự ra tay của các ban ngành các cấp lãnh đạo.
Vàng rực nhà gỗ mít đá ong đỉnh nhất Việt Nam
Bộ 3 nhà gỗ mít trong một ngôi làng ở Hòa Lạc – Hà Nội khiến người ta phải ngả mũ bái phục nếu được một lần ghé thăm. Không có gì là quá lời nếu xem đây là những ngôi nhà gỗ mít đỉnh nhất Việt Nam. Những ngôi nhà được thiết kế, thi công đúng kiểu truyền thống và tô điểm thêm những nét bản sắc địa phương qua tường đá ong độc đáo.
1.Nhà ông Nguyễn Văn Nho
Toàn cảnh ngôi nhà ông Nguyễn Văn Nho nhìn từ chính điện. Cổng vào nhà hoành tráng được xây bằng đá ong. Đến cánh cổng nhà ông Nho bằng gỗ mít cũng được chạm khắc tinh xảo. Chiếc cầu đá dẫn vào ngôi nhà, hai bên thành cầu được làm từ đá ghép mộng. Hành lang trước ngôi nhà, tất cả cửa và hoành, kèo đều được chạm khắc. Cận cảnh gian nơi thờ tự được chạm khắc như cung điện. Bức hoành phi khắc 4 chữ: Tứ đại đồng đường được khắc chạm tinh xảo Cột và quá giang được chạm trổ cầu kỳ Một góc trước hiên nhà với tranh tường sứ và rèm tre đậm chất dân tộc. Cảnh thủy mặc của ngôi nhà. |
2. Nhà con trai ông Nho
Căn nhà độc đáo hơn khi có sự kết hợp với đá ong làm tường rào cầu kỳ.Cận cảnh ngôi nhà người con trai ông Nho được cha tặng khi ở riêng. Hàng cột đá ong mài đẽo cầu kỳ. Một góc nhà rực vàng, màu đặc trưng của gỗ mít. Hành lang ngôi nhà gỗ trên tầng 2. Toàn bộ cánh cửa được chạm khắc tinh xảo. Bên trong ngôi nhà chạm khắc tinh xảo không kém nhà ông Nho. Rào ngăn giữa hai nhà truyền thống đầy lãng mạn. |
3. Nhà ông Nguyễn Văn Học
Toàn cảnh ngôi nhà gỗ của ông Nguyễn Văn Học. Hành lang trước ngôi nhà. Không gian thờ ở phòng chính. Các thanh kẻ nâng đỡ mái nhà được làm từ nhánh mít uốn lượn. Tuy không chạm khắc cầu kỳ nhưng toán lên vẻ thanh nhã trong ngôi nhà. Bức hoành phi đặt trên ban thờ tự. Tất cả các cột gỗ trong nhà được đặt trên trụ đá.
Mành tre trước cửa nhà ông Học làm theo đúng kiểu cách các cụ truyền lại. |
Nhà gỗ đẹp ven hồ ở Thụy Sĩ
Thiên nhiên kỳ thú là một phông nền tuyệt diệu cho những ngôi nhà gỗ Thụy Sĩ. Còn nỗi khổ của phụ nữ khi ở trong những căn nhà đó là gì? Với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển và dãy núi Alps nổi tiếng thế giới, Thụy Sĩ quả được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt.
Thành phố hay làng mạc nào của Thụy Sỹ không nằm bên hồ thì cũng tựa lưng bên sườn núi. Và những ngôi nhà sẽ không phải trang trí cầu kỳ gì nhiều, bởi vì chúng đã có những bức tranh tuyệt đẹp là những góc nhìn qua cửa sổ, ở đó bầu trời, rặng núi, mặt hồ… hiện lên huyền ảo và mỹ lệ.
Ngôi nhà gỗ bên hồ Walen này được hoàn thành vào năm 2007, do Cty kiến trúc KM Architektur thiết kế. Đây là một công ty nổi tiếng với những dự án nhà ở và công sở tại Thụy Sỹ, Đức và Bắc Âu. Nhà được thiết kế bám theo sườn núi và vươn ra mặt hồ trên những hệ cọc thép.
Walen là một trong những hồ rộng nhất Thuỵ Sĩ với diện tích 24.19 km². Quanh hồ là những dãy núi óng ánh bạc như dát trang kim, nơi băng tuyết ngàn năm ngự trị. Tưởng như vẫn đâu đây tiếng cười của Nữ thần Băng giá trong truyện cổ Andersen.
Hầu như không có một bức tường đặc nào được xây bao xung quanh nhà. Tất cả đều là những khung kính khẩu độ lớn và các ban công cũng bằng kính, nhằm “tận hưởng triệt để” khung cảnh trời ban.
Nhiều người lý giải sự sạch sẽ đó là vì mật độ dân số của đất nước này. Thụy Sĩ vốn nhỏ (hơn 41 nghìn km, đứng thứ 132 thế giới) và chủ yếu là núi, không gian rất hạn chế và hầu hết trong số bảy triệu rưỡi dân ở đây đều sống trong căn hộ nên sạch sẽ và gọn gàng là cần thiết để cảm giác thoải mái khi sống ở đây.
Không những thế, thanh tra vệ sinh sẽ đến kiểm tra định kỳ rất kỹ lưỡng trong 2 tiếng rưỡi và đưa ra những khuyến nghị bằng biên bản để làm sao cho nhà cửa sạch sẽ và vệ sinh hơn. Một phóng viên nữ người Anh đang thường trú ở Thụy Sĩ đã kể lại trên BBC với vẻ “kinh hoàng” rằng, sau khi không tìm thấy vết bẩn gì đáng kể, “khi đi ngang qua hộp cầu chì điện, ông thanh tra mở ra và nói đầy vẻ đắc thắng: “Bà nhìn đây – bụi này!”.
Nhưng có lẽ, những luật lệ cứng rắn đó đã góp phần không nhỏ làm các ngôi nhà, mặt hồ Thụy Sĩ càng long lanh xinh đẹp và Thụy Sĩ luôn là điểm đến mơ ước của bất cứ ai trên thế giới!
Nguồn : Sưu tầm
Nhà gỗ môi trường sống có lợi cho sức khỏe
Nhà gỗ không chỉ mang lại cho chúng ta những phong cách cực kỳ độc đáo và lạ mắt mà còn đem lại những lợi ích về sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới.Đây cũng là một trong những lợi ích quan trọng nhất mà sàn gỗ mang lại.
Vào mùa đông nhà gỗ sẽ co lại tạo cảm giác ấm áp và ngược lại vào mùa hè gỗ sẽ giãn ra tạo cho chúng ta cảm nhận được không khí mát mẻ, chống nóng.Với việc không dùng các chất kim loại nặng, chất bảo quản độc hại, tẩy rửa nên bạn có thể yên tâm mà sử dụng vật liệu sàn gỗ. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì cũng rất am tâm về việc em bé ngồi chơi trực tiếp trên sàn.
Công nghệ sản xuất sàn gỗ ngày càng tiên tiến và phát triển nên đảm bảo hàm lượng formaldehyde ở mức gần như không có do đó bạn không phải lo lắng về chất độc hại được thải ra ở sàn gỗ mà ngược lại sàn gỗ còn giúp hấp thụ khí độc do cơ thể chúng ta thải ra hoặc do những vật dụng khác tiết ra trong không khí. Vì vậy, nhà sàn gỗ góp phần điều hòa không khí cho không gian của gia đình.
Theo y học thì bàn chân giống như một bản thu nhỏ các bộ phận trên cơ thể của con người do đó khi bàn chân tiếp xúc với sàn gỗ các mạch máu ở lòng bàn chân sẽ được mở ra giúp hệ tuần hoàn máu được điều hòa, tăng lượng máu lên não giúp thông minh, điều hòa khí huyết, tăng các nội tiết có lợi cho sức khỏe từ đó giúp cho cơ thể tăng được sức đề kháng và miễn dịch.
Nơi lưu giữ vẻ đẹp linh hồn của Bác Hồ
Một trong những địa điểm thăm quan tại Hà Nội mang tính văn hóa và đậm nét dấu ấn lịch sử dân tộc nơi mà vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước đã sinh sống và làm việc trong suốt quãng thời gian dài Bác lãnh đạo quân và dân ta chống lại các thế lựu xâm lược
Nhà sàn của Bác Hồ được xây dựng trong khuôn viên của lăng Bác. Yêu cầu này được Bác trực tiếp đưa ra. Bác muốn có một căn nhà sàn ngay tại Hà Nội. điều này xuất phát từ việc khi còn làm việc ở chiến khu Việt Bắc, chỉ sống trongnhà sàn làm bằng tre nứa dần già đã thích nghi với cách sinh hoạt này nên khi chuyển về Hà Nội sinh sống Bác vẫn nhớ nếp sống giản dị ấy nên đã bàn với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh xây dựng cho mình một căn nhà sàn. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh thời đấy là kiến trúc sư nổi tiếng tốt nghiệp trường cao đẳng nghệ thuật Đông Dương chính là người đã tạo lên vẻ hào hừng của quảng trường Ba Đình lịch sử. dựa trên ý tưởng của Bác kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã thiết kế ngồi nhà sàn theo kiểu người dân Việt Bắc nhà làm bằng gỗ đầy đủ các phòng ăn uống, nghỉ ngơi làm việc. Ngôi nhà có chiều dài 10,5m; chiều rộng 6,2m. Cả ngôi nhà có tất cả 2 tầng. Tầng trên gồm 2 phòng. Tầng dưới chủ yếu làm nơi tiếp khách. Như vậy cả căn nhà của bác chỉ có 3 phòng với diện tích khiêm tốn. Kiến trúc sư cũng rất tinh tế khi thiết kế nhà Bác có hướng đón ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, lại vẫn có thể ngắm được hoàng hôn vào buổi chiều tà. Đó chính là sự khéo léo của đội ngũ thiết kế và xây dựng.
Hiện nay nhà sàn của Bác là một trong những địa điểm du lịch thu hút lượng khách thăm quan thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Họ vừa có thể thăm thú kiến trúc độc đáo mới lạ của ngồi nhà sàn nét đẹp của người dân vùng cao lại có thể miêu tả hoàn chỉnh ngay tại trung tâm Hà Nội và hơn thế nữa họ cảm nhận được tâm hồn và phong thái làm việc giản gị của một vĩ nhân một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáoViệt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, “mây pháp”),chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, “mưa pháp”), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, “sấm pháp”), chùa Dànthờ Pháp Điện (法電報寺 “chớp pháp”) và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phậtcòn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.
Lịch sử
Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từTrung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.[1]
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.[1] Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Kiến trúc
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.
Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.
Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thờinhà Hán.
Có câu thơ lưu truyền dân gian:.
- Dù ai đi đâu về đâu
- Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
- Dù ai buôn bán trăm nghề
- Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành
Nhà gỗ mít độc của lão nông Hà Thành
Gần đây, khi có điều kiện, thú chơi nhà gỗ mít tiền tỉ được tiếp nối và đến nay đã có gần chục ngôi nhà mà chủ nhân của nó dựng theo phong cách truyền thống của người Việt xưa. Mấy năm rồi, dù kinh tế đang khó khăn, nhưng vẫn có nhiều ngôi nhà gỗ tiếp tục được mọc lên, cho thấy độ chịu chơi của những nông dân nơi đây.
Nổi bật và có nhiều người biết đến nhất trong huyện Thạch Thất là hai ngôi nhà gỗ của ông Nguyễn Văn Nho và ông Nguyễn Văn Học.
Căn nhà năm gian xây dựng hoàn toàn bằng gỗ mít của ông Nguyễn Văn Nho (Bình Yên – Thạch Thất) được xây dựng năm 2010 với tổng chi phí trên 3 tỉ đồng. Căn nhà nổi tiếng cả vùng với các hoa văn chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo.
Để làm ngôi nhà, ngoài việc bỏ tiền tỷ, ông Nho còn cất công tìm gỗ, kén thợ. Nhiều thợ giỏi được ông kén chọn kỹ, đòi hỏi tay nghề cao ở các làng nghề nổi tiếng như Chàng Sơn, Hữu Bằng – Thạch Thất. Đối với những chi tiết chạm khắc đòi hỏi độ tinh xảo cao, ông phải mời thợ từ Đồng Kỵ – Bắc Ninh về làm.
Mới đây, ông Nho vừa xây xong một ngôi nhà bằng gỗ mít khác cho con trai út nằm ngay sát ngôi nhà gỗ mà ông đang ở.
Tuy không hoành tráng nhưng ông Nho cũng phải bỏ ra 1,5 tỉ đồng xây cất. Kiến trúc ngôi nhà này khác hoàn toàn ngôi nhà ông đang ở hiện nay. Toàn bộ tầng dưới ông xây bằng đá ong, tầng trên xây hoàn toàn bằng gỗ mít với họa tiết chạm khắc tinh xảo, tường bao quanh khuôn viên nhà xây bằng đá ong, tạo cho khuôn viên hai ngôi nhà gỗ rực lên một màu vàng.
Nhiều người cảm thấy ngưỡng mộ với kiến trúc độc đáo có một không hai. Không ít cặp đôi yêu nhau đã xin ông cho mượn khuôn viên nhà để chụp ảnh cưới.
Ngôi nhà gỗ mít thuộc xã Hạ Bằng, Thạch Thất của ông Nguyễn Văn Học xây năm 2009 cũng không thua kém căn nhà ông Nho khi ông Học cũng phải bỏ ra 2,5 tỉ đồng xây cất.
Những người thợ đã từng xây dựng nhiều ngôi nhà gỗ trong huyện Thạch Thất cho biết, về chất lượng gỗ thì nhà ông Học thuộc loại “đỉnh” nhất trong các ngôi nhà gỗ trong huyện, các cột trong nhà đều làm từ những cây mít hàng trăm năm tuổi.
Với kiến trúc truyền thống nhà ngói năm gian, gian chính giữa là nơi thờ tự, phía dưới kê một chiếc sập gụ, nơi mà người có địa vị nhất trong gia đình tiếp khách, hai gian bên tiếp khách của người có địa vị thấp hơn trong nhà hoặc để tủ chè và các đồ trang trí quý giá.
Đây là một thú chơi rất sang, tốn kém, mà không phải đại gia nào có tiền cũng hiểu và biết chơi đúng cách. Chính vì thế, có rất nhiều người có tiền, sẵn sàng bỏ cả tỷ đồng mua lại hai ngôi nhà. Nếu bán đi, ông Nho, ông Học sẽ có món hời rất lớn nhưng họ quyết không bán.
Đối với họ, đó không chỉ là thú chơi mà còn là sự tâm huyết và niềm tự hào cả đời.
Chùa Keo – Di tích quốc gia đặc biệt
Chùa Keo (Thần Quang tự) hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Ngày 28-4-1962, Chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá Quốc gia. Đến tháng 9-2012, một vinh dự nữa lại đến với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình: Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.
Lịch sử chùa Keo
Theo các nghiên cứu từ Ban Quản lý di tích tỉnh, chùa Keo hiện tồn được xây dựng cách đây tròn 380 năm (1632). Song nguồn gốc xa xưa là từ một ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang”.
“Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt”. Từ đấy dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nay), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng Nghĩa – bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Sau sự kiện lũ lụt năm 1611 và sự kiện chuyển cư, làng Keo được chia làm hai làng, và sau đó cả hai làng đều xây dựng lại chùa và đều gọi theo tên Nôm là “Chùa Keo” – một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình. Ngoài tên gọi theo địa danh “Thái Bình”, “Nam Định”, dân gian còn gọi Chùa Keo Thái Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới. Cách gọi này là gọi theo dòng chảy thượng – hạ của sông Hồng, phía thượng nguồn là “Keo Thái Bình”, phía hạ nguồn là “Keo Nam Định”.
Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632, có tên chữ là Thần Quang Tự, và hiện tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cụ thể, căn cứ vào văn bia chùa Keo Thái Bình thì chùa Keo do một vị quan lớn thời Lê – Trịnh đứng ra khởi công xây dựng lại, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Công trình xây dựng trong vòng 28 tháng thì hoàn thành, Chùa Keo đã được khánh thành tháng 11-1632.
Tổng thể kiến trúc
Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có. Theo văn bia và địa bạ chùa Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500 mét, chiều sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu di tích chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m2, đường giao thông nội tự (đường rước kiệu) có diện tích 654 m2. Tổng diện tích 41.561,9m2.
Chùa Keo quay mặt hướng chính nam. Mặt bằng các công trình Chùa Keo được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc – Nam, gọi là đường thần đạo.
Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ khác nhau. Nói về số gian và số công trình, có nhiều nghiên cứu đưa ra những số liệu khác nhau. Song theo ông Đoàn Ngọc Hân – Trưởng ban Quản lý di tích, Sở VHTT và DL: thực tế từ năm 1985 đến 1995 các công trình kiến trúc chính của chùa Keo không có sự thay đổi, các tác giả đưa ra số toà, số gian khác nhau là do cách kiểm đếm và xác định số toà, số gian của các công trình phụ trợ mà thôi. Qua nghiên cứu văn bia, kế thừa các nghiên cứu trước và thực tế tại di tích, ông Hân cho rằng hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên vẹn 12 tòa,102 gian là công trình kiến trúc chính. Ngoài ra có 4 toà, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ, tổng số là 16 toà, 126 gian.
Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa �"ng Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.
Đối tượng thờ tự
Chùa Keo là nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã cũng như việc xây dựng, chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng nên việc thờ tự của chùa Keo ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh) và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa Keo. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. �"ng được thờ như một vị tổ sư, song Dương Không Lộ còn được thờ như một vị Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa.
Thánh tổ Dương Không Lộ thường tu hành ờ chùa làng Keo và được cho là người xây dựng lên ngôi chùa đầu tiên của làng có tên là Nghiêm Quang Tự. Sau khi sư Không Lộ tịnh thì chùa được đổi tên là chùa Thần Quang. Do vậy năm 1632 chùa Keo được xây dựng lại tại đất tả ngạn sông Hồng, chùa Keo Thái Bình vẫn thờ vị tổ sư thời Lý là Dương Không Lộ.
Theo Baothaibinh.com.vn
NHÀ GỖ BÌNH THƯỚC Chủ doanh nghiệp: Vương Văn Bình Sinh năm: 1962 Điện thoại: 0983.873.164 Mã số thuế: 5000.217.668 Địa chỉ: Km 11 - Thắng Quân - Yên Sơn - Tuyên Quang Website: Http://nhasandantoc.com Http://mocnhan.vn Quy mô cơ sở sản xuất: Tổng diện tích 2.000 m2 , Tổng số thợ làm nhà sàn hơn 20 người. Kỹ thuật: Tổng số thợ được phân công công việc theo chuyên môn của mình và được phân làm 3 nhóm công việc độc lập theo chuyên môn khác nhau như chế tạo khung nhà riêng, lắp dựng và hoàn thiện riềng còn phần cầu thang hoặc cửa là công việc của thợ chuyên đồ ngang. Doanh nghiệp luôn muốn táo ra những sàn phẩm đẹp và vừa lòng gia chủ. Tay nghề: Với đội ngũ thợ có kinh nhiệm lâu năm và tay nghề cao như thợ Nam Hà, Nam Đinh " Thợ cả kinh nhiêm chuyên làm nhà sàn 28 năm" cộng với sự giúp đỡ một Kỹ Sư thiết kế xây dựng, doanh nghiệp rất vui nếu được hợp tác công việc với quý khách. Kính chúc quý khách và và gia đình tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất, rất mong nhận được điện thoại của quý khách. Chân thành cảm ơn! |